Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

NOEL TẾT TÂY 2012 Ở TPHCM

NOEL TẾT TÂY 2012 Ở TPHCM

CameraFilmstripUmbrellaWorkAutoSchoolStar

GỒM CÁC MỤC SAU:
1 -  HÌNH ẢNH VIDEO :  -  Đường Lê Duẫn trước dinh Thống Nhất
                                     -  Khu vực nhà thờ Đức Bà ,Bưu Điện TPHCM
                                     -  Đường Đồng Khởi  ,Nguyễn Du ,Pasters
2 -  HÌNH ẢNH VIDEO CHIỀU NGÀY 24/12/2011
                                     -  Đường Lê LợI, Nguyễn Huệ ,Đồng KhởI  Mạc Thị BưởI                        
                                     -  Thương Xá Tax, những quầy hàng tầng trệt Th. Xá TAX
3 -  HÌNH ẢNH ĐÊM NOEL 24/12/2011
                                     -  Đường Lê Duẫn ,Nam Kỳ KhởI Nghĩa,Khu vực Công Xã Paris,
                                       Nhà thờ Đức Bà ,

4 -  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TPHCM

5 -  1 SỐ ẢNH PANORAMA ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CỦA HÃNG CANON       

AT 6

1 -  CameraFilmstripSchoolRed rose    HÌNH ẢNH VIDEO ;Đường Lê Duẫn ,trước dinh Thống Nhất,khu vực
                                                                   Nhà thờ Đức Bà,Bưu điện TPHCM,,đường Đồng
                                                                   KhởI,Nguyễn Du ,Paster

IMG_0001IMG_0003

IMG_0045IMG_0007

IMG_0016IMG_0019

IMG_0025IMG_0037IMG_0050IMG_0051

IMG_0054IMG_0055

Graphic5

StarFilmstripCamera  5 VIDEO NOEL, TẾT TÂY 2012  . Toàn bộ số ảnh 158 ảnh ,tôi đã ghép vào 5

                                                                          video ở dưới

 

Graphic5

FilmstripCameraAutoUmbrellaRed roseStar

2 -  HÌNH ẢNH VIDEO CHIỀU NGÀY 24/12/2011 :
                               - 
Đường Lê LợI, Nguyễn Huệ ,Đồng KhởI  Mạc Thị BưởI
                        
                               -  Thương Xá Tax, những quầy hàng tầng trệt Th. Xá TAX

IMG_0043IMG_0011

IMG_0364IMG_0370

IMG_0373IMG_0365

 

IMG_0030IMG_0047

IMG_0021IMG_0054

IMG_0056IMG_0058

IMG_0071IMG_0081

IMG_0092IMG_0143

IMG_0170IMG_0182

VIDEO VÀ ẢNH CHIỀU 24/12/2011 ; toàn bộ trên 400 ảnh tôi ghép chung trên những video ,để
                                                      các bạn xem cho tiện

FilmstripCameraStar  11 VIDEO  ( ảnh + clip ) trên youtube .Xem toàn màn hình nhấn chuột 2 lần vào
                                        khung hình ,lúc này chúng ta ở trang YOUTUBE tại youtube có tùy
                                         chọn ở góc dướI phải  khung hình nhấn chuột màn  hình mở lớn


Graphic5

FilmstripCameraWorkAutoUmbrellaStarRed rose

3 -  HÌNH ẢNH VIDEO ĐÊM 24/12/2011 .  Đường Lê Duẫn,quảng trường Công Xã Parise,khu
                                                              vực nhà thờ Đức Bà,đường Đồng KhởI, Lê Thánh Tôn,
                                                             Nguyễn Huệ , Lê Lợi
, Paster

VIDEO ĐÊM NOEL 24/12/2011 TRÊN YOUTUBE ;  toàn bộ ảnh ban dêm ,và 1 số ban ngày tôi ghép
                                                                           chung vào những video để các bạn xem cho tiện

2KTH212TKH2TVKH

2DVN  18-12 2011  moiSAIGON THE KY 21 BOUTON CHOPTPHCM NGAY NAY BOUTON CHOP2

TPHCMTK21VIET NAM NGAY NAYVN2DL

VN2DNVN2DVN   14-12   moiDU LICH KHOA HOC BOUTON CHOP2

4 -  SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TPHCM
LỊCH SỬ , ĐỊA LÝ , DÂN SỐ ,CHÍNH TRỊ TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức từ tháng 7 năm 1976 khi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên từ Sài Gòn. Hiện nay tên gọi Sài Gòn vẫn được nhắc đến như tên bán chính thức của thành phố này

Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài GònĐịa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Tàu (người Trung Quốc) sinh sống trong thế kỷ thứ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ).

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².

Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 tại khu Bến Nghé cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ. Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ. Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được dùng chung để chỉ cả 2 vùng đất này.

Các giả thuyết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn[sửa] Đề NgạnĐây là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine, và Garnier, Cholen, thì năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn" (堤岸). Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon", "Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở tức chợ Bến Thành ngày nay.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì "Thầy Ngòn", "Xi Coón" rất giống "Sài Gòn". Tuy nhiên, giả thuyết này về sau bị chứng minh tính bất hợp lý khi phát hiện tài liệu ghi lại tên gọi Sài Gòn đã được sử dụng từ trước 1778.Củi và Bông gònCó thuyết nói rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" là chữ Nôm chỉ cây bông gòn.

Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. ... Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó."

(Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885)

Tương tự có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" từ chữ "Prey Kor" (Rừng Gòn) hay "Kai Gon" (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.
Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả Trương Vĩnh Ký. Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lắm. Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sài Gòn.
Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo Lê Trung Hoa trong Địa Danh thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt, như "sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như một từ đơn, nên không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là "củi gòn" là "Sài Gòn" được.
Vậy, thuyết Sài Gòn là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.

Bến CủiDọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Thành... Một số địa danh bị biến đổi như Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Rất có thể địa danh Bến Củi đã được đổi ra Sài Tân hoặc Sài Ngạn (do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi bến (bờ) bằng chữ Ngạn, củi gỗ là Sài. "Sài Ngạn" (được phát âm như là "Xây-cóon" hay "Xi-cóon") có lẽ do phát âm trại thành "Sài Gòn".

Tuy nhiên giả thuyết này bị phát bỏ vì mơ hồ và thiếu thuyết phục, vì tên gọi Sài Gòn được ghi chép từ ngay trước khi người Hoa bỏ Cù Lao Phố về Sài Gòn.

Prei NokorDựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16.

Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor.Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm.

Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor, hay Sài Gòn, đã phát triển lắm.

Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".

Những tên gọi khác dùng để chỉ vùng đất Sài GònTrước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km² và có đường biên giới phía Tây là sông Sài Gòn.

Lịch sử thiết lập hành chính

Đường phố Sài Gòn năm 1915[sửa] Thời cổ đạiVào thời kỳ cổ đại, khu vực nay là Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đế quốc Phù Nam. Đầu thế kỷ 17 trên một khu vực rộng lớn, dân cư thưa thớt, nằm trong khu vực tranh chấp ảnh hưởng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành chỉ ghi nhận 2 ngôi làng nhỏ của người Chân Lạp. Một tên Prei Nokor (nay là vùng Chợ Lớn), một mang tên Kas Krobei (nay là khu vực quận 2)
Thời chúa Nguyễn và nhà NguyễnNăm 1623, Chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Cao Miên và Xiêm La. Cùng khi đó, người Việt bắt đầu tập trung sinh sống tại xung quanh hai đồn này. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành trung tâm của khu thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
Vào khoảng năm 1658, Đế chế Chân Lạp đứng trên bờ vực khủng hoảng đã cầu viện chúa Nguyễn nhằm chống lại người Thái. Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép một nhóm người Hoa phản Thanh phục Minh, gồm hơn 3.000 người tị nạn tại nơi nay là Biên Hòa (Đồng Nai).
Năm 1698, chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh, chia đặt tỉnh lỵ v.v., chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới. Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, đặt ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định)[1], cho quan vào cai trị. Từ đó, xứ Sài Gòn trở thành huyện Tân Bình và huyện sở đặt ở làng Tân Khai, là trụ sở của dinh Phiên Trấn. Những xóm làng đầu tiên của Sài Gòn là xóm Hòa Mỹ (tức xóm Thủy Trại, gần đường Cường Để), xóm Tân Khai (đường mé sông khoảng cầu Mống), xóm Long Điền, xóm Than, xóm Bàu Sen (cây Mai), xóm Phú Giáo, xóm Lò Bún, xóm Cây Củi, xóm Rẫy Cải, xóm Ụ Ghe. Sài Gòn trở thành một thị trấn đông đúc với hơn một vạn dân và là thủ phủ của dinh Phiên Trấn. Thanh Hà là xã đầu tiên của người Hoa ở, vùng Đồng Nai và Minh Hương là xã đầu tiên của người Hoa tại Tân Bình.
Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho đắp thành Gia Định [2]ở làng Tân Khai, lập Gia Định Kinh, làm nơi đóng đô của Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, đổi Gia Định Kinh lại thành Gia Định Trấn. Đây là một đơn vị hành chính quản trị cả 5 trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Do dễ gây ra sự nhầm lẫn về danh xưng Trấn, nên năm 1808, Gia Long cho thành lập Gia Định Thành, một cơ quan hành chính cấp cao, thay mặt hoàng đế quản trị 5 trấn. Tại Bắc Hà, Gia Long cũng cho thành lập một đơn vị hành chính tương đương là Bắc Thành.
Năm 1832, Minh Mạng giải tán Gia Định Thành, chia lại 5 trấn do Gia Định Thành quản lý lại thành 6 tỉnh, gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh. Phiên An trấn trở thành tỉnh Phiên An.
Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Quy bị phá hủy. Một thành mới nhỏ hơn gọi là thành Phụng được xây dựng. Thành này không chống nổi cuộc vây hãm của quân Pháp vài năm sau đó.
Thời Pháp xâm chiếm Nam Kỳ

Người Pháp đã xây dựng ở Sài Gòn một thành phố tao nhã và sôi động được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" hay "Paris của Phương Đông"Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đô thị lớn nhiều chức năng (hành chánh, quân sự, kinh tế, cảng, v.v.). Ngày 11 tháng 4 năm 1861, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) lúc đó: phía đông là sông Sài Gòn, phía bắc là rạch Thị Nghè, phía nam là rạch Bến Nghé, phía tây từ chùa Cây Mai đến đồn Kỳ Hòa, diện tích 25 km². Theo đó, ngày 30 tháng 4 năm 1862, trung tá (hay đại tá?) công binh Coffyn đã cho soạn dự án mở rộng thành phố Sài Gòn[3], và được thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Chuẩn đô đốc Louis Bonard. Tuy nhiên, dự án này chỉ được triển khai một thời gian ngắn thì bị bỏ dở. Ngày 14 tháng 8 năm 1862, Bonard lại ký Quyết định số 145 về quy định tổ chức hành chính tỉnh Gia Định, theo đó tỉnh Gia Định (tiếng Pháp: Province de Gia-dinh) gồm 3 phủ (tiếng Pháp: département), mỗi phủ có ba huyện (tiếng Pháp: arrondissement), dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã, thôn, lý, ấp. Về cơ bản vẫn giữ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn. Địa bàn thành phố Sài Gòn theo quy hoạch của Coffyn nằm trải rộng trên cả 2 huyện Bình Dương và Tân Long, đều cùng phủ Tân Bình.
Để điều chỉnh lại, ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 (nằm gọn trong khu vực quận 1 ngày nay), đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) trong một nghị định khác, với diện tích 1km2 (nằm gọn trong quận 5 hiện nay). Giữa 2 thành phố là các thôn xã như Phú Thạnh, Thái Bình, Tân Hòa, Phước Hưng, Nhơn Giang, Tân Kiểng, An Bình, An Đông, Hòa Bình... vẫn thuộc 2 huyện Bình Dương và Tân Long như cũ. Sau khi chiếm được thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ, Phó Đô đốc de La Grandière xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn, hủy bỏ cấp tỉnh và phủ, chia toàn cõi Nam Kỳ thành 25 arrondissement, lúc này được gọi là địa hạt hay quận thay cho các huyện trước đây. Địa bàn của thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, cùng các xã thôn ở giữa đều thuộc địa hạt (hay Quận) Sài Gòn. Trước đó, de La Grandière cũng đã ban hành nghị định số 53 ngày 4 tháng 4 năm 1867, quy định về việc "Tổ chức một ủy ban thành phố Sài Gòn"[cần dẫn nguồn]. Sau đó, ngày 8 tháng 7 năm 1869, Chuẩn đô đốc Gustave Ohier đã ban hành nghị định số 131, cải danh Ủy ban thành phố (tiếng Pháp: Commission municipale) thành Hội đồng thành phố (tiếng Pháp: Conseil municipal), do một viên Đốc lý (Maire) đứng đầu Hội đồng và một số sửa đổi chi tiết về thành phần nhân sự của Hội đồng.
Sài Gòn thời Pháp thuộc với xe ngựa và những cột Morris đặc trưng PhápNăm 1876, Chuẩn đô đốc Victor Auguste Duperré, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Nam Kỳ[4], ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là circonscription administrative, mỗi khu vực ấy lại gồm nhiều tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif). Sài Gòn là một trong 4 khu vực hành chính lớn và gồm 5 hạt Sài Gòn (đến năm 1885 mới đổi thành hạt Gia Định), Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa.
Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức cấp thành phố của Thành phố Sài Gòn" (nguyên văn: Dercet concernant l'organissation municipale de la Ville de Saigon), ban hành ngày 16 tháng 5 năm 1877. Theo đó, thành phố Sài Gòn được nâng cấp thành công xã (nguyên văn La Ville de Saigon est éigée en commune). Thời kỳ này, địa giới của thành phố Sài Gòn đã được mở rộng hơn: phía tây nam đến khu vực Cầu Ông Lãnh, phía đông bắc đến khu công viên Lê Văn Tám hiện nay.
Ngày 20 tháng 10 năm 1879, thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ, Le Myre de Vilers đã ký nghị định "thành lập một Hội đồng thành phố Chợ Lớn" (nguyên văn: Institution d'un cóseil municipal à Cholon).
Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Le Myre de Vilers lại ra nghị định thành lập Khu Sài Gòn-Chợ Lớn (Region de Sài Gòn-Chợ Lớn), đặt dưới quyền cai trị của Giám đốc Nha Nội chính (tiếng Pháp: Directeur de l'Intérieur). Khu Sài Gòn-Chợ Lớn bao gồm hai thành phố này và vùng phụ cận. Đến ngày 12 tháng 1 năm 1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ.
Ngày 17 tháng 12 năm 1894, một nghị định đã mở rộng địa giới thành phố Sài Gòn về phía Bắc đến khu vực Hòa Hưng ngày nay. Diện tích thành phố được mở rộng hơn 4km2, thuộc địa giới của quận 1 và quận 3 ngày nay.
Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" (province) và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào [5]. Thành phố Sài Gòn nằm giữa địa giới của tỉnh Gia Định, còn thành phố Chợ Lớn nằm giữa địa giới của tỉnh Chợ Lớn.
Bản đồ du lịch Sài Gòn vào khoảng năm 1920.Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sát nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn, bắt đầu tiếp giáp nhau tại vị trí nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuận. Sài Gòn cũng được mở rộng về phía Nam, bao gồm cả địa bàn quận 4 và một phần quận 7 ngày nay.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Khu Sài Gòn-Chợ Lớn (tiếng Pháp: Région de Saigon - Cholon) được thành lập lại theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Đứng đầu Khu Sài Gòn-Chợ Lớn là một Trưởng khu, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Trưởng khu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị khu Sài Gòn-Chợ Lớn, quản trị chung cả 2 thành phố. Thành phố Chợ Lớn được mở rộng hơn sát nhập thêm 1 số vùng của tỉnh Chợ Lớn, nhưng thành phố Sài Gòn thu hẹp, cắt trả khu vực từ kinh Bàu Đồn đến Kinh Tẻ (nay thuộc quộc 7) về cho quận Nhà Bè. Tổng diện tích của cả khu tăng lên 51 km2. Chức Đốc lý của mỗi thành phố tạm thời vẫn giữ nguyên nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Trưởng khu. Từ đây Sài Gòn-Chợ Lớn nhập làm một.
Ngày 19 tháng 12 năm 1941, các văn phòng Đốc lý của 2 thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn bị giải thể. Toàn Khu Sài Gòn-Chợ Lớn được chia thành 5 quận cảnh sát, trông coi về an ninh trật tự, bao gồm:
Quận I (nay thuộc một phần quận 1)

Quận II (nay thuộc một phần quận 1)

Quận III

Quận IV (nay là địa bàn quận 5 và quận 8)

Quận V (nay là địa bàn thuộc quận 6)

Thời kỳ 1945-1954Khi Việt Nam độc lập (1945), nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, ở đây xảy ra trận Sài Gòn-Chợ Lớn giữa quân đội của Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp được hỗ trợ bởi Anh-Ấn. Sau khi tái chiếm được Đông Dương, năm 1948 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chia thành phố thành 6 quận hành chính, đến năm 1952, tăng thành 7. Quận VI được thành lập từ một phần của quận Nhà Bè thuộc tỉnh Gia Định (nay là quận 4).
Thời kỳ 1954-1975
Giao lộ Lê Lợi-Nguyễn Huệ 1966
Khách sạn Continental 1966
Sài Gòn vào tháng 1 năm 1968 với những chiếc xe hơi điển hình của thời điểm đóGiữa những năm 1954 và 1975, sau Hiệp định Genève, Sài Gòn được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng làm thủ đô.
Năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã đổi tên Khu Sài Gòn-Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau khi trở thành Tổng thống, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi "Đô thành Sài Gòn-Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn". Sau đó, lại ra sắc lệnh số 74-TTP ngày 23 tháng 3 năm 1959 ấn định quy chế quản trị Sài Gòn: Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm Đô trưởng và các quận trưởng trong đô thành. Bốn ngày sau, lại có thêm nghị định số 110-NV chia lại các quận, theo đó Đô thành Sài Gòn được chia lại thành 8 quận, được đánh số từ 1 đến 8:
Quận 1: địa giới quận I cũ

Quận 2: địa giới quận II cũ

Quận 3: địa giới quận III cũ

Quận 4: địa giới thuộc quận VI cũ

Quận 5: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía bắc Kênh Tàu hủ

Quận 6: một phần địa giới của quận V cũ

Quận 7: một phần địa giới của quận V cũ

Quận 8: phần địa giới thuộc quận IV cũ, phía nam Kênh Tàu hủ
Dưới quận là phường, dưới phường là khóm.
Tháng 12 năm 1966, quận 1 sát nhập thêm hai phường mới lập: An Khánh và Thủ Thiêm, từ xã An Khánh thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định kế cận tách ra. Tháng 1 năm 1967, hai phường mới của quận I lại tách ra, lập thành Quận 9 của Đô thành Sài Gòn có 2 phường.

Tháng 7 năm 1969 thành lập Quận 10, Quận 11 trên cơ sở tách một phần Quận 5 và Quận 6. Lúc này thành phố có diện tích 67,53 km² với dân số khoảng 2 triệu người, gốm 11 quận và 60 phường.

Vào thập niên 1950-60, thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Saigon tiếp tục phát triển rực rỡ và tiếp tục được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" (The Pearl of the Far East) hay "Paris Viễn Đông" (Paris de l'Extrême-Orient) , với một hạ tầng cơ sở được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do chiến cuộc leo thang từ giữa cuối thập niên 1960, chính quyền Sài gòn cùng người Mỹ đã cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ chiến tranh. Rồi sau đó là phong trào "thương phế binh cắm dùi" của cựu chiến binh quốc gia vào đầu thập niên 1970, khiến cho kiến trúc Sài Gòn không còn như ban đầu. Tới lúc giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, cả thành phố hoang tàn, bừa bộn, kiến trúc đường xá thay đổi tùy tiện, nhà cửa phát triển tự do theo kiểu "ống hóa".
Biến cố và mở rộng địa giới
Xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam cán đổ cổng Dinh Độc Lập trong giờ cuối của chiến tranhNgày 30 tháng 4 năm 1975 Quân Giải Phóng Miền Nam tấn công và Sài Gòn thất thủ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - quản lý miền Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định xác định Thành phố Sài Gòn - Gia Định là một cơ cấu hành chính thống nhất, bao gồm toàn bộ Đô thành Sài Gòn, toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ. Toàn thành phố bao gồm 21 quận, trong đó 14 quận nội thành: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Phú Nhuận (nguyên là xã Phú Nhuận, thuộc quận Tân Bình cũ, được tách ra và nâng cấp thành quận), Bình Hoà (nguyên là xã Bình Hòa, quận Gò Vấp cũ), Thạnh Mỹ Tây (nguyên là xã Thạnh Mỹ Tây, quận Gò Vấp cũ); 7 quận ngoại thành: Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình (trừ xã Phú Nhuận, Gò Vấp (trừ Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây), Hóc Môn, Củ Chi (gồm quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ).
Từ năm 1976
Cảnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Nam Sài GònNgày 26 tháng 8 năm 1946, 57 nhân sĩ, trí thức ở Sài Gòn gửi thỉnh nguyện thư lên Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để xin đổi tên thành phố này theo tên chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa thành hiện thực[6].

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh không chính thức.

Địa bàn thành phố về cơ bản giống như nghị quyết ngày 10 tháng 5 năm 1975 của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định và có một số điều chỉnh. Các quận ngoại thành Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đổi thành các huyện. Sát nhập một phần nhỏ thuộc tỉnh Long An vào Huyện Hóc Môn, sát nhập quận Giải thể Quận Gò Vấp cũ và thành lập quận Gò Vấp mới trên cơ sở 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Quận Tân Bình cũ cũng bị giải thể và thành lập Quận Tân Bình mới trên cơ sở xã Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì của quận Tân Bình cũ. Hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây hợp lại thành quận Bình Thạnh. Quận 9 giải thể, trả 2 phường (đổi thành 2 xã) về huyện Thủ Đức, Quận 1 và Quận 2 nhập thành Quận 1 mới, Quận 8 và Quận 7 nhập thành Quận 8 mới. Diện tích 11 quận nội thành và ven đô là 142,7 km2 chia ra 267 phường. Khu vực ngoại thành có 5 huyện diện tích tự nhiên 1.152,8 km2 chia ra 77 xã.

Ngày 28 tháng 12 năm 1978, thành phố sát nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện đổi tên thành Cần Giờ.Nghị định 03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 quyết định giải thể huyện Thủ Đức để thành lập các quận Thủ Đức (trên cơ sở các xã Linh Đông, Linh Trung, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, thị trấn Thủ Đức, một phần các xã Hiệp Phú, Tân Phú, Phước Long), Quận 2 (trên cơ sở các xã An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi) và Quận 9 (trên cơ sở các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, phần còn lại của các xã Tân Phú, Phước Long, Hiệp Phú. và Bình Trưng). Huyện Nhà Bè bị giải thể và thành lập Quận 7 (trên cơ sở các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và một phần thị trấn Nhà Bè) và huyện Nhà Bè mới (phần còn lại). Huyện Hóc Môn cũng bị giải thể để thành lập Quận 12 (trên cơ sở các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần các xã Tân Chánh Hiệp và Trung Mỹ Tây). Toàn thành phố lúc bấy giờ có 17 quận, 5 huyện với 303 phường, xã, thị trấn.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, với nghị định 130/2003/NĐ-CP, quận Tân Bình bị giải thể để thành lập thêm Quận Tân Phú (trên cơ sở các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần các phường 14, 15) và Quận Tân Bình mới (phần còn lại). Huyện Bình Chánh cũng bị giải thể để thành lập Quận Bình Tân (trên cơ sở các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc) và huyện Bình Chánh mới (phần còn lại). Sau đợt điều chỉnh này, tính đến 2007, toàn thành phố có 19 quận và 5 huyện, 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn, với tổng diện tích 2.095,01 km², dân số 6.650.942 người. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số thành phố là 7.162.864 người.

5 -  1 SỐ ẢNH PANORAMA ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CỦA HÃNG CANON

PANORAMA 1 GÓC TPHCM TẠI ĐÂY

PANORAMA ĐÊM SAIGON TẠI ĐÂY

PANORAMA HANOI NHÌN TỪ TOÀ NHÀ CAO NHẤT

PANORAMA 1.000 NĂM THĂNG LONG HANOI TẠI ĐÂY

Có nhiều chế độ xem ,khi trang ảnh mở ra các bạn theo đó tùy chọn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét